Danh mục sản phẩm
Tư vấn khách hàng
Hotline: 0388.168.168
Email: ledmynice.vn@gmail.com
Thông số Luminous flux là gì?
Thông số Luminous flux là gì
Quang thông (lumen) là đại lượng trắc quang cho biết công suất bức xạ của chùm ánh sáng phát ra từ một nguồn phát sáng điểm. Đơn vị của quang thông trong các hệ đơn vị SI, CGS là lumen, kí hiệu lm.
- 1 mét vuông (m2) = 10.7638 foot vuông (ft2)
- 1 LUX được định nghĩa là 1 lumen/ diện tích M2, vì vậy 1 LUX= 0.0929 FC,
- 1 foot candle (FC) là 1 Lumen/ diện tích 1 ft2, vì vậy 1 FC=10.7638 LUX
Một bóng đèn 100 watt được đánh giá xấp xỉ 1700 lumens
Một bóng đèn 60 watt được đánh giá xấp xỉ 800 lumens
Một bóng đèn 40 watt được đánh giá xấp xỉ 400 lumens
Một bóng đèn 4 watt được đánh giá xấp xỉ 20 lumens
- lượng ánh sáng đo tại vật được chiếu sáng tỉ lệ nghịch với khoảng cách giữa vật được chiếu sáng và nguồn sang. bạn không thể thay đổi được lượng ánh sáng phát ra từ cái đèn. Vì vậy muốn vật thể sáng hơn thì hoặc là bạn đặt cái đèn gần vật thể hơn, hoặc là phải bổ sung thêm đèn.
- Khi muốn xác định một vật sáng đến mức nào thì chúng ta phải xem xét hai điều:
- Độ sáng tại nguồn sáng là bao nhiêu.
- Có bao nhiêu ánh sáng chiếu lên các vật ở một khoảng cách nào đó so với nguồn sáng.
- Lumen (đơn vị của quang thông): thông lượng được phát ra trong phạm vi một đơn vị góc chất rắn bởi một nguồn điểm với cường độ sáng đều nhau là một Candela. Một lux là một lumen/1m2. Lumen (lm) là đại lượng chắc quang của Oát, được tăng lên để phù hợp với phản ứng mắt của “người quan sát chuẩn” 1W = 683 lumen tại bước sóng 555 nm.
- Hiệu suất tải lắp đặt: đây là độ chiếu sáng duy trì trung bình được cung cấp trên một mặt phẳng làm việc ngang trên mỗi Oát công suất với độ chiếu sáng nội thất chung được thể hiện bằng lux/w/m2.
- Nguồn phát sáng: Bộ đèn là một đơn vị phát sáng hoàn chỉnh bao gồm một hay nhiều đèn cùng với bộ phận được thiết kế để phân phối ánh sáng, bảo vệ và định vị đèn, kết nối với nguồn điện.
- Lux: Là đơn vị đo theo hệ mét cho độ chiếu sáng tới một bề mặt. Độ chiếu sáng duy trì trung bình là các mức lux trung bình đo tại các điểm khác nhau của một khu vực xác định. Một lux bằng một lumen trên mỗi mét vuông.
- Hệ số sử dụng (UF): Đây là tỷ lệ của quang thông do đèn phát ra tới mặt phẳng làm việc. Đây là đơn vị đo thể hiện tính hiệu quả của sự phối hợp chiếu sáng.
- Nhiệt độ màu (K): được thể hiện qua thang tính Kelvin là biểu hiện màu sắc của đèn và ánh sáng của nó phát ra.
- Độ hoàn màu (Ra): Khả năng hoàn màu bề mặt của ngồn sáng có thể được đo một cách rất thuận lợi bằng chỉ số hoàn màu.
- Chỉ số phòng: Đây là một hệ số thiết lập quan hệ giữa các kích thước dự kiến của cả căn phòng và độ cao giữa bề mặt làm việc và bề mặt của đồ đạc.
- Bóng đèn sợi đốt: 10 – 15 lm/W tuỳ công suất
- Bóng đèn compact: 45-60 lm/W
- Bóng đèn huỳnh quang T10: 50-55 lm/W
- Bóng đèn huỳnh quang T8: 70-85 lm/W
- Bóng đèn huỳnh quang T5: 90-105 lm/W
Lux (ký hiệu: lx) là đơn vị đo độ rọi trong SI. Nó được sử dụng trong trắc quang học để đánh giá cường độ ánh sáng cảm nhận được. Đây là một đơn vị dẫn xuất trong SI, nghĩa là nó được định nghĩa từ các đơn vị "cơ bản" hơn. Cụ thể, do độ rọi bằng quang thông trêndiện tích:
1 lx = 1 lm/m2
Đơn vị đo quang thông trong SI, lumen, lại là một đơn vị dẫn xuất nên:
1 lx = 1 cd sr / m2
Mục lục
1 Định nghĩa
2 Các ước số-bội số trong SI
2.1 Các tiền tố kết hợp với đơn vị lux
2.1.1 Bảng chuyển đổi giá trị giữa các ước số-bội số khác nhau
3 Giải thích
3.1 Lux và lumen
3.2 Quan hệ giữa độ rọi và công suất
4 Các đơn vị trắc quang trong SI
5 Các đơn vị phi-SI của độ rọi
6 Liên kết ngoài
1. Định nghĩa
1 lux là độ rọi có được của một bề mặt có diện tích 1 mét vuông có thông lượng chiếu sang 1 lumen.
2. Các ước số-bội số trong SI
2.1. Các tiền tố kết hợp với đơn vị lux
2.1.1. Bảng chuyển đổi giá trị giữa các ước số-bội số khác nhau
Các bội số-ước số
Tỷ số của thông lượng chiếu sáng với thông lượng bức xạ, tối đa có thể bằng 683
3. Giải thích
Nó là tương đương với 1 lumen trên m².
Ánh sáng Mặt Trời trung bình trong ngày có độ rọi dao động trong khoảng 32.000 (32 klx) tới 100.000 lux (100 klx)
Các trường quay truyền hình được chiếu sáng với độ rọi khoảng 1.000 lux (1 klx)
Một văn phòng sáng sủa có độ rọi khoảng 400 lux
Vào thời điểm hoàng hôn và bình minh, ánh sáng ngoài trời cũng có độ rọi khoảng 400 lux (nếu trời trong xanh).
Ánh sáng phản chiếu từ Mặt Trăng có độ rọi khoảng 1 lux
Ánh sáng từ các ngôi sao có độ rọi khoảng 0,00005 lux (= 50 μlx)
Linh tinh: Unicode có ký hiệu cho "lx": (㏓), nhưng nó chỉ là mã kế thừa để thích hợp với các trang mã cũ trong một số ngôn ngữ châu Á, và nó không được khuyến khích sử dụng trong bất kỳ ngôn ngữ nào ngày nay.
3.1. Lux và lumen
Khác biệt giữa lux và lumen là lux tính theo diện tích mà thông lượng chiếu sáng bao phủ. Ví dụ 1.000 lumen, tập trung trong một diện tích 1 m², sẽ chiếu sáng diện tích này với độ rọi 1.000 lux. Cùng 1.000 lumen này, khi trải rộng trên diện tích 10 m², sẽ tạo ra sự chiếu rọi mờ hơn, chỉ bằng 100 lux.
Việc đạt được độ rọi 500 lux là có thể trong nhà bếp với một ngọn đèn huỳnh quang đặt cố định có công suất 12.000 lumen. Để chiếu sáng sàn xí nghiệp với diện tích gấp hàng chục/trăm lần nhà bếp thì người ta cần phải có hàng chục/trăm đèn như vậy. Vì thế, việc chiếu sáng một diện tích lớn hơn mà có cùng một giá trị độ rọi thì cần phải có nhiều lumen hơn.
3.2. Quan hệ giữa độ rọi và công suất
Độ rọi không phải là phép đo trực tiếp của năng lượng ánh sáng, mà nó là sự cảm nhận của mắt người. Vì thế, hệ số chuyển đổi sẽ thay đổi theo thành phần bước sóng hay nhiệt độ màu của ánh sáng. Ở bước sóng 555 nm, khoảng trung gian của quang phổ thì 1 lux tương đương với 1,46 mW/m².
4. Các đơn vị trắc quang trong SI
5. Các đơn vị phi-SI của độ rọi
phút nến
phốt (=10 klx)
nox (=1 mlx)
Candela là một đơn vị cơ sở SI, là một đơn vị cơ bản dùng trong việc đo thông số nguồn sáng, là năng lượng phát ra 1 nguồn ánh sáng trong 1 hướng cụ thể và được tính như sau: 1 candela là cường độ mà một nguồn sáng phát ra 1 lumen đẳng hướng trong một góc đặc. Một nguồn sáng 1 candela sẽ phát ra 1 lumen trên một diện tích 1 mét vuông tại một khoảng cách một mét kể từ tâm nguồn sáng. Có thể thấy cường độ nguồn sáng giảm theo khoảng cách kể từ nguồn sáng. 1cd = 1lm/ 1steradian. Một ngọn nến thông thường phát ra ánh sáng với cường độ sáng khoảng một candela. Nếu phát thải trong một số hướng bị chặn lại bởi một rào mờ, nguồn sáng này vẫn có cường độ khoảng một candela trong các hướng mà không bị che khuất. Candela có nghĩa là ngọn nến trongtiếng Latinh, cũng như trong nhiều ngôn ngữ hiện đại.
Thể loại:
Ánh sáng